HOTLINE0292 3681171

Trẻ ở nhà học online, bữa trưa nên cho con ăn thế nào là tốt cho sức khỏe nhất?

Theo: admin - Cập nhật lúc: 09:26:59 - 21/12/2021

Bữa trưa với trẻ rất quan trọng nhưng không phải cứ ăn nhiều là tốt. Vậy, bữa trưa trẻ ăn bao nhiêu là đủ và tốt cho sức khỏe, TS.BS Nguyễn Trọng Hưng - Viện Dinh dưỡng Quốc gia sẽ có lời khuyên tới các mẹ.

 

Bữa ăn trưa rất quan trọng với trẻ, trong giai đoạn này trẻ cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để vừa học tập, phát triển thể lực vừa tạo tiền đề để phát triển ở các giai đoạn tiếp theo. Tuy nhiên, ở mỗi độ tuổi trẻ sẽ có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau.

 

Trường hợp con bạn ở trong khoảng 6-7 tuổi thì cần khoảng 1600 đến 1800 Kcal/ngày. Với tổng lượng calo như vậy, phụ huynh không nên nạp vào cơ thể dồn dập, cùng một lúc mà chia đều các khoảng thời gian trong ngày. Với trẻ 6-7 tuổi vẫn nên duy trì 3 bữa chính và 2 - 3 bữa phụ, nguồn năng lượng nạp vào sẽ chia cân đối giữa các bữa cho trẻ.

 

tre-o-nha-hoc-online-thi-bua-trua-an-bao-nhieu-va-an-the-nao-tot-cho-suc-khoe

 

Riêng đối với bữa trưa, các mẹ cần đảm bảo từ khoàng 30-40% tổng lượng nạp vào/ngày. Điều đó có nghĩa, bữa trưa sẽ cần khoảng 500-600 Kcal. Để đạt được lượng calo như vậy trong bữa trưa, các mẹ cân đối lượng đồ ăn cho trẻ. Ví dụ:

 

- Ăn 2 lưng bát cơm sẽ được khoảng 350Kcal;

- Ăn 1 lạng thịt hoặc tôm, cá (tùy hôm đổi bữa) sẽ cung cấp khoảng 100-150Kcal;

- Ăn nửa hoặc 1 bát rau xào cung cấp khoảng gần 100Kcal;

 

Bữa trưa cung cấp vừa đủ năng lượng và nhóm chất cho trẻ là rất cần thiết.

 

Trường hợp trẻ ăn rau luộc, do rau luộc không có dầu mỡ nên lượng calo nạp vào sẽ ít hơn. Vì thế, nếu bữa trưa ăn rau luộc cần cho trẻ uống thêm 100-200ml sữa. Với cách phân bố như trên, bữa trưa vừa đủ dinh dưỡng, vừa cung cấp đủ 500-600Kcla cho trẻ.

 

Một vấn đề hết sức lưu ý, đó là việc cung cấp bữa trưa cho trẻ cần phải đa dạng các loại thực phẩm, đổi món giữa các bữa nhưng năng lượng nạp vào không nên vượt quá. Hơn nữa, dù ở nhà do dịch bệnh, phụ huynh cũng cần phải cho trẻ hoạt động thể lực, việc này vừa giúp tăng cường sức khỏe, vừa giúp "đốt cháy" mỡ thừa, tiêu hao năng lượng, tránh thừa cân béo phì.

 

Mọi thắc mắc của bạn đọc về các vấn đề sức khỏe sẽ được các chuyên gia tư vấn trong những bài tiếp theo. Mời quý độc giả đón đọc các bài Hỏi đáp bác sĩ vào các ngày thứ 3-5 hàng tuần trên mục Sức khỏe.

 

Theo Lê Phương. (thoidaiplus.suckhoedoisong.vn)/eva

 

 
bình luận: 0 Lượt xem: 17409

Bài viết liên quan

Học cách bảo quản cơm nguội đúng nhất!

Học cách bảo quản cơm nguội đúng nhất!

Trữ cơm nguội lại để dành cho sáng hôm sau có thể giúp bạn tiết kiệm thời gian tuy nhiên bạn...

Bật mí bí quyết nấu cơm ngon không phải ai cũng biết

Bật mí bí quyết nấu cơm ngon không phải ai cũng biết

Bật mí tip nấu ăn bí quyết nấu cơm ngon mà không phải ai cũng biết.

Một số lưu ý khi lựa chọn gạo dẻo bạn nên biết

Một số lưu ý khi lựa chọn gạo dẻo bạn nên biết

Ngoài việc đảm bảo gạo không bị vỡ, không mối, mọt...kỹ thuật để có những bao gạo chất lượng tiếp theo...

4 điều lưu ý khi nấu cơm dành cho người có lượng đường huyết cao

4 điều lưu ý khi nấu cơm dành cho người có lượng đường huyết cao

Nhiều người sau khi mắc đường huyết cao, đái tháo đường (tiểu đường) thường bỏ cơm, thậm chí còn đổ lỗi...

Xem thêm
 
dk-bocongthuong tb-bocongthuong
 
Tất cả:891589
Hôm nay:5
Đang truy cập:3